PHÁT MINH SÁNG TẠO
13:12:17 23-10-2014
Từ vỏ bào ngư đến kính chắn gió
Vỏ ngoài của loài bào ngư có màu nâu đất và thô ráp. Tuy vậy, bên trong lại có cơ và tầng châu mẫu. Tinh thể của tầng châu mẫu lộ ra theo kết cấu tầng lớp có thứ tự, giữa những tinh thể có lượng niêm mạc đông keo lại do chất protein và chất đường tạo thành. Ngoài ra, trong dịch thể của vỏ bào ngư còn có hiệu ứng điện hà hóa học, khi tầng ly tử thứ nhất ổn định, các tinh thể khác cũng theo thứ tự lần lượt đè lên tự nhiên hình thành một bề mặt vỏ có độ cứng lớn. Lợi dụng nguyên lý hình thành vỏ bào ngư này để chế tạo ra những tinh thể có thể dùng vào việc chế tạo kính chắn gió của xe hơi. Theo các nhà khoa học cho biết, những tấm kính chắn gió kiểu này có độ cứng và lực đàn hồi rất lớn. Khi gặp một trọng lực mạnh tác động sẽ không những không bị vỡ mà còn có tác dụng phản hồi thoát lực.
Từ cánh bướm ngũ sắc đến lớp mạ sáng
Khi nhìn thấy loài bướm bay trên không trung, bạn đừng vội cho rằng cánh bướm vốn có ngũ sắc sặc sỡ. Thực ra, cánh bướm có đặc tính nhiều tầng nhiều lớp phấn đan xen chồng chéo, khi ánh mặt trời chiếu vào, những lớp phấn này sẽ phát quang tạo nên ngũ sắc sặc sỡ. Dựa trên nguyên lý này có thể sản xuất ra những chất mạ sáng, dùng mạ sáng vật liệu, làm tăng độ bền và vẻ đẹp của vật liệu.
Phát sáng từ vi khuẩn
Ba sinh viên trường đại học Wisconsin cho biết, sản phẩm của họ khác với những loại bóng đèn phát sáng
Theo Michael Zaiken, một tác giả của nghiên cứu, bóng đèn này thực chất là một hệ sinh thái khép kín chứa nhiều vi sinh vật khác nhau. Mỗi loài trong số đó có vai trò tái chế các chất dinh dưỡng cần thiết từ loài khác để cùng tồn tại.
Thành phần quan trọng nhất trong hệ sinh thái kép của bóng điện là vi khuẩn Escherichia coli đã biến đổi gene. Loài này có trong ruột người và một số loài động vật khác nhưng thông thường chúng không thể phát sáng.
Để làm bóng đèn phát sáng, Michael Zaiken và hai thành viên khác trong nhóm đã chèn một vòng DNA mới vào vi khuẩn Escherichia coli. Vòng DNA này được nhóm lấy từ loài sứa, đom đóm, mực và một số động vật phát quang khác.
Nhờ được phát sáng bởi vi khuẩn Escherichia coli, các vi khuẩn khác có thể tạo ra thực phẩm và tái chế chất thải. Vì vậy loại bóng đèn này phát sáng mà không cần sử dụng điện và có thể hoạt động liên tục nhiều tháng.
Hiện sản phẩm vẫn chưa xuất hiện trên thị trường. Nhóm của Michael Zaiken đang nghiên cứu gene tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm. Một trong những thách thức được đặt ra là làm thế nào để giữ DNA mã hóa sự phát quang sinh học bên trong vi khuẩn Escherichia coli, để chúng tồn tại như tế bào tái tạo.
Michael Zaiken cho biết thêm hiện nhóm đang tìm kiếm các giải pháp nhằm giữ gene phát quang sinh học tồn tại ổn định trong thời gian dài. năng lượng thông thường như bóng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn neon hay đèn LED. Chi phí để tạo bóng đèn phát sáng này khoảng 15.000 USD.